hướng dẫn cách nấu món bánh canh cua cực ngon
1. Giá trị dinh dưỡng trong món bánh canh tôm cua
Món bánh canh tôm cua là một món ăn truyền thống của Việt Nam và cung cấp một số lượng đáng kể các chất dinh dưỡng.
Dưới đây là một số thông tin về giá trị dinh dưỡng của món này:
- Protein: Tôm và cua là nguồn chính của protein trong món bánh canh tôm cua. Protein là chất cần thiết cho sự phát triển và sửa chữa cơ bắp, tế bào, và mô trong cơ thể.
- Carbohydrates: Bánh canh là nguồn carbohydrates chính, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Chất béo: Chất béo trong món này thường đến từ tôm và cua, cũng như từ các thành phần như dầu mỡ. Chất béo là nguồn năng lượng dự trữ và cần thiết cho hấp thụ các vitamin dạng tan trong chất béo.
- Vitamin và khoáng chất: Món bánh canh tôm cua thường đi kèm với các loại rau sống như rau sống, rau mầm, rau sống và cà rốt, cung cấp một lượng lớn vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, kali, axit folic và sắt.
- Chất xơ: Nếu rau sống được kèm theo, món này cũng cung cấp một lượng tốt chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa và duy trì sự bão hòa.
- Calories: Lượng calo trong món bánh canh tôm cua phụ thuộc vào cách chế biến và các thành phần bổ sung. Sử dụng các loại tôm và cua ít chất béo hoặc không chứa chất béo lành mạnh có thể giúp giảm lượng calo.
Món bánh canh tôm cua có thể là một phần của chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng nếu bạn chọn các thành phần nguyên liệu tự nhiên và kiểm soát lượng đường và chất béo thêm vào.
2. Nguyên liệu chuẩn bị cho món bánh canh tôm cua
- 300 gam xương/sườn heo
- 150 gam thịt bằm
- 100 gam cua/ghẹ
- 200 gam tôm
- 2-3 củ hành tím, 1 ít hành lá
- Bánh canh
- Bột năng
- Gia vị: Viên gia vị bánh canh, bột canh, hạt nêm, ớt, tiêu, nước màu điều
3. Cách nấu bánh canh tôm cua
Bước 1:
Hành lá nhặt và rửa sạch, thái nhỏ.
Hành tím bóc vỏ, thái mỏng.
Bước 2:
Với xương bạn rửa sạch hoặc đem chần/ luộc qua. Sau đó bạn cho xương ra rửa sạch, phần nước chần/luộc xương này bạn đổi đi.
Bước 3:
Cho sườn lại vào nồi, thêm nước dùng vừa đủ + 2 viên bánh canh + 1/2 hành tím, đun sôi rồi hạ nho lửa cho đến khi xương ra nước ngọt/sườn mềm.
Thịt băm và cua/ghẹ bạn để 2 tô riêng, nêm chút hạt nêm và ướp chừng 10 phút cho ngấm gia vị.
Bước 4:
Tôm rửa sạch, bóc vỏ và bỏ đầu, bỏ phần chỉ đen ở sống lưng rồi cho tôm ra đĩa.
Bước 5:
Bắc chảo lên bếp, làm nóng 1 chút dầu ăn rồi cho nốt phần hành tím vào phi thơm. Tiếp đến là thịt băm vào xào săn rồi đến thịt cua. Bạn xào cho đến khi 2 nguyên liệu này chín.
Để món ăn thêm phần đẹp mắt, bạn thêm 1 muỗng dầu điều, đảo đều lại chừng vài ba lượt.
Bước 6:
Trụng tôm
Bạn trụng tôm vào nước ninh xương cho tôm chín rồi vớt ra.
Lưu ý: là không nên trụng tôm quá lâu nếu không tôm sẽ bị khô và mất đi độ ngọt.
Bước tiếp theo là bạn cho hỗn hợp bước 3 vào nồi nước ninh xương. Đun thêm chừng 15 phút nữa cho ngọt nước. Trong quá trình đun bạn có thể nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn nhé.
Một nguyên liệu nữa mà chúng ta không thể bỏ qua đó chính là bột năng
Bạn hòa 1 cafe bột năng vào với 1 chút nước lọc, khuấy đều rồi cho vào nồi nước dùng (nước xương) để nước dùng dẻo và hơi sánh lại. Đun sôi lại rồi tắt bếp.
Cuối cùng là bạn cho bánh canh ra tô, cho thịt băm, thịt cua, tôm, hành lá, 1 vài lát ớt để tăng vị cay cay, chan nước dùng vậy là bạn đã có tô bánh canh ngon đúng điệu miền Nam rồi đó. Vị ngọt của nước dùng hòa cùng thịt tôm, cua săn chắc chắc chắn sẽ làm hài lòng và khiến các thành viên vô cùng thích thú.